Bệnh lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ, một bệnh lý khá phổ biến tại vùng hậu môn – trực tràng. Bị lòi dom không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây nhiều mối nguy hại đến sức khỏe, nguy hiểm nhất là ung thư đại trực tràng. Vậy bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về bệnh lòi dom chưa? Nếu chưa thì đừng nên bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!
BỆNH LÒI DOM LÀ GÌ?
Bệnh lòi dom tức là tình trạng các búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài hậu môn khi bệnh nhân đi đại tiện. Lòi dom còn là giai đoạn nặng của bệnh trĩ (dân gian hay gọi là bị lòi dom).
Bệnh lòi dom liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn, khi người bệnh thường xuyên làm tăng áp lực như rặn mỗi khi đi đại tiện, ngồi nhiều, mang thai…. sẽ khiến cho các tĩnh mạch hoạt động liên tục khiến chúng bị phình giãn, ứ máu tạo thành các búi dom.
Phân loại bệnh lòi dom
Bệnh lòi dom (bệnh trĩ) được chia thành 3 loại chính, đó là:
- Trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện ở trong ống hậu môn, phía trên đường lược. Chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2 thì búi trĩ mới sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên được. Sau đó, bệnh càng nặng thì búi trĩ sẽ sa ra nhiều và nằm hẳn bên ngoài hậu môn.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ngay ở cửa hậu môn, phía dưới đường lược. Người bệnh có thể quan sát búi trĩ bằng mắt thường kể cả ở giai đoạn đầu.
- Trĩ hỗn hợp: Bệnh là sự tổng hòa của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ hỗn hợp hiếm gặp hơn nhưng gây ra rất nhiều mối nguy hiểm.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh trĩ có để lại hậu quả gì không?
- Hình ảnh chi tiết bệnh trĩ
- Bệnh trĩ có biểu hiện gì?
- Cắt trĩ bằng laser có ưu nhược điểm gì?
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÒI DOM
Bị lòi dom do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Những lý do này cũng khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Đây đều là những thói quen sinh hoạt hàng ngày không khoa học của bệnh nhân. Có thể kể đến các lý do chính như:
1. Bị táo bón hay tiêu chảy
Khi bị bệnh táo bón hay tiêu chảy trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến thành tĩnh mạch ruột bị tổn thương, gây áp lực lớn lên cùng xương chậu, vùng hậu môn. Theo những khảo sát gần đây thì có hơn 70% những người mắc bệnh về đường ruột đều có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ và hiện tượng bị lòi dom.
2. Ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu
Bệnh lòi dom xuất hiện nhiều ở những người có tính chất công việc ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Chẳng hạn như: dân văn phòng, lái xe, thợ may, game thủ, lễ tân…. Vì khi cơ thể ít vận động, làm cho máu ít lưu thông đến các cơ quan, bộ phận sẽ khó khăn hơn. Máu bơm không đủ lượng cần thiết đến vùng chậu, khiến cho vùng này bị mất đàn hồi, từ đó dẫn đến búi trĩ.
3. Chế độ ăn uống không khoa học
Ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ và ít ăn các thực phẩm chứa chất xơ như rau củ quả, uống ít nước…. Chế độ ăn này nếu cứ kéo dài sẽ gây ra tình trạng bị lòi dom.
4. Thói quen xấu trong sinh hoạt
Bệnh lòi dom còn được gây ra bởi những thói quen xấu trong sinh hoạt, chẳng hạn như: rặn khi đi đại tiện, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, thói quen ngồi bồn cầu quá lâu, đứng nhiều, lười vận động….
5. Phụ nữ mang thai và sinh con
Khi mang thai, sức nặng của thai nhi đè rất lớn đến vùng xương chậu và hậu môn. Do đó, chị em mang thai đều có nguy cơ bị bệnh lòi dom. Hơn thế, khi sinh thường, chị em thường dùng nhiều sức để rặn khiến cho tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng giãn và sa xuống. Tình trạng bị lòi rom sau sinh không phải là trường hợp quá hiếm gặp.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH LÒI DOM
Dấu hiệu để phát hiện ra bệnh lòi dom chính xác nhất đó chính là khi búi dom sa ra bên ngoài hậu môn. Đối với bệnh trĩ ngoại thì bạn có thể quan sát búi dom ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, với bệnh trĩ nội thì phải đến giai đoạn 2 thì bạn mới có thể nhìn thấy búi dom sa ra mỗi khi đi đại tiện. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh lòi dom:
Ngứa hậu môn
Ngứa ngáy là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất khi bị lòi dom. Ngứa xuất hiện do dịch nhầy tiết ra khiến vùng hậu môn ẩm ướt. Bên cạnh đó, nước tiểu và phân tồn đọng tại nếp gấp hậu môn khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ngứa.
Chảy máu khi đi đại tiện
Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân sẽ nhìn thấy một lượng máu chảy ra ở hậu môn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà máu chảy ra ít hay nhiều. Ban đầu máu chỉ dính ở trên giấy vệ sinh nhưng về sau máu sẽ chảy ra thành từng giọt hoặc phun thành từng tia. Máu chảy càng nhiều thì đồng nghĩa với búi dom càng to và bệnh càng nặng.
Lòi búi dom
Như đã nói, bị lòi dom tức là khi bệnh trĩ đã nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài.
- Trường hợp nhẹ: búi dom sa ra ngoài và có thể tự co lại vào trong.
- Trường hợp đang phát triển: búi dom gia tăng về kích thước, sa ra ngoài hậu môn và không thể tự co lại vào trong. Bệnh nhân phải dùng tay đẩy thì búi dom mới có thể co lại.
- Trường hợp nặng: búi trĩ nằm hoàn toàn ở bên ngoài hậu môn ngay cả khi bạn có dùng tay để đẩy vào.
Đau rát vùng hậu môn
Khi bị lòi dom, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát vùng hậu môn. Cơn đau sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn khi đi đại tiện và khi ngồi nhiều, đứng lâu hoặc có áp lực lên vùng hậu môn.
BỆNH LÒI DOM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng của Phòng Khám Thủ Đô cho biết: do tâm lý xấu hổ và chủ quan nên nhiều người không đi chữa bệnh dù đang có những triệu chứng. Đây là một hành động rất sai lầm vì nếu để bệnh lòi dom chuyển nặng thì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:
1. Thiếu máu trầm trọng
Bệnh lòi dom khiến bệnh nhân bị chảy máu khá nhiều mỗi khi đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mất nhiều máu, thiếu máu trầm trọng. Thiếu máu khiến cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, tóc bạc, thiếu sức sống…
2. Sa nghẹt búi trĩ
Búi dom sa ra ngoài sẽ liên tục chịu co bóp của cơ vòng hậu môn. Đồng thời, sự ma sát của búi trĩ với quần áo 24/24 sẽ khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn bởi có hiện tượng sa nghẹt. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hoại tử búi dom và hậu môn.
3. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Bị lòi dom đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ phải chịu đau đớn, thiếu máu, ngứa ngáy “đứng ngồi không yên”. Điều này làm bạn không thể tập trung vào làm bất cứ công việc gì, không tập trung làm việc và vui chơi.
Đồng thời, lòi dom còn ảnh hưởng đến chất lượng tình dục. Vì quá đau đớn khiến bệnh nhân không thể tiến hành giao hợp.
4. Ung thư đại trực tràng
Hiện tượng bị lòi dom để lâu ngày sẽ khiến các tế bào ung thư dần dần được hình thành. Nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới ung thư trực tràng, đe dọa đến cả tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra, bị lòi dom còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác ở vùng hậu môn – trực tràng như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn….
CÁCH CHỮA BỆNH LÒI DOM
Hiện nay, bệnh nhân có thể chữa bệnh lòi dom bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, việc dùng cách nào để chữa bệnh cũng cần phải tiến hành thăm khám bệnh kỹ lưỡng.
Chữa bệnh lòi dom bằng thuốc
Sau khi trải qua các bước thăm khám, xét nghiệm, dựa vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Nếu bệnh còn ở giai đoạn đầu, các triệu chứng còn nhẹ, bác sĩ có thể kể những đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Thuốc có thể là dạng uống, dạng bôi hoặc đặt trong hậu môn. Nhưng dù là sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì người bệnh cũng cần phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn mà bác sĩ đưa ra. Có như vậy thì hiệu quả điều trị mới nhanh chóng và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
Phương pháp HCPT – khắc tinh của bệnh lòi dom
Đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc sử dụng thuốc điều trị nhưng không có hiệu quả thì tốt nhất nên sử dụng can thiệp ngoại khoa. Các bác sĩ chuyên khoa sẻ sử dụng máy móc và các thiết bị y tế để loại bỏ đi búi trĩ.
Phương pháp HCPT chính là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất trong điều trị tận gốc bệnh lòi dom. Đây là kỹ thuật sóng cao tần, cắt búi dom không cần đến dao kéo thông thường mà chỉ sử dụng dao điện để cắt.
HCPT hoạt động dựa trên nguyên lý sản sinh ra nhiệt của các ion mang điện ngay trong tế bào. Nhiệt lượng này sẽ làm đông và thắt nút mạch máu, ngăn máu không tiếp đến búi dom, khiến búi dom teo và khô lại, cố định chính xác các búi dom ở hậu môn. Cuối cùng, sử dụng dao điện để loại bỏ hoàn toàn búi dom.
Ưu điểm khi cắt dom bằng phương pháp HCPT
HCPT là kỹ thuật hiện đại, khắc phục được tất cả các nhược điểm của phương pháp truyền thống như:
- Độ chính xác cao do toàn bộ quy trình đều được thực hiện trên máy vi tính. Đồng thời sẽ do các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao trực tiếp tiến hành.
- Không đau đớn, không chảy máu do vết thương rất nhỏ, xâm lấn tối thiểu, không ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
- Thời gian điều trị ngắn, chỉ khoảng 20-30 phút, bệnh nhân có thể ra về ngay trong ngày và sinh hoạt bình thường.
- Tỷ lệ tái phát là rất thấp, chỉ khoảng 1%.
BỊ LÒI DOM PHẢI LÀM SAO?
Bị lòi dom phải làm sao là thắc mắc của không ít người bệnh khi không may mắc phải căn bệnh “oái oăm” này. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, người bệnh cần gạt bỏ đi tâm lý xấu hổ để đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Chú ý: bệnh càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng trở nên dễ dàng và mất ít chi phí.
1. Khám bệnh lòi dom tại Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc
Nếu bệnh nhân đang sinh sống tại Vĩnh Phúc hoặc các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Tuyên quang, Phú Thọ…thì có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô. Phòng khám có địa chỉ tại số 88 – Nguyễn Tất Thành – Liên Bảo – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Đây là một địa chỉ khám chữa bệnh trĩ ở Vĩnh Phúc đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động và được đông đảo bệnh nhân tin tưởng tìm đến.
Phòng khám Đa Khoa Thủ Đô có những thế mạnh như:
- Cơ sở vật chất hạ tầng khang trang, máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại.
- Phòng khoa khám chữa bệnh rộng rãi, đảm bảo môi trường y tế an toàn.
- Phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả như: kỹ thuật HCPT, PPH.
- Dịch vụ y tế chất lượng, thông tin bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối.
- Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, được niêm yết công khai, minh bạch.
2. Một số lưu ý sau khi chữa bệnh lòi dom
Song song với việc chữa lòi dom bằng HCPT, bệnh nhân cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tái phát. Nên thực hiện tốt những chỉ dẫn của bác sĩ về:
- Có một chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước.
- Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, không nên nhịn đi đại tiện.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh, đồ lót sử dụng có độ rộng vừa phải, bảo đảm khô thoáng, sạch sẽ.
- Tăng cường tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và đều đặn, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga (tập ở mức độ nhẹ nhàng vừa phải)…
- Không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, nên dành thời gian nghỉ giữa giờ làm việc để đi lại vận động chân tay, giúp lưu thông máu.
Trên đây, các bác sĩ chuyên khoa giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “bệnh lòi dom là gì?”. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh lý này. Nếu còn những băn khoăn cần bác sĩ giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới 0866474065 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết Bệnh lòi dom là gì? có nguy hiểm không, cách chữa nào hiệu quả? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Phòng Khám Thủ Đô Vĩnh Phúc.
from WordPress https://ift.tt/3nPAInq
Nhận xét
Đăng nhận xét